Du học Ba Lan - miền đất hứa với sinh viên Việt Nam

Thứ ba - 05/03/2019 20:38

Du học Ba Lan đang trở thành xu hướng mới đối với các du học sinh Việt Nam nhờ chất lượng giáo dục đạt chuẩn Châu Âu, chi phí học tập và sinh hoạt rẻ cùng với các cơ hội việc làm và định cư rộng mở.

Theo thống kê của trang Studyinpoland, số lượng sinh viên quốc tế du học Ba Lan tăng 7 lần, lên đến khoảng 66,000 sinh viên, từ năm 2005 - 2018. Vậy lý do gì mà du học Ba Lan đang dần trở thành xu thế lý tưởng cho sinh viên quốc tế nói chung và sinh viên Việt Nam nói riêng?

Thống kê số lượng sinh viên nước ngoài tại Ba Lan.

Ba Lan – đất nước chất lượng về giáo dục, ổn định về kinh tế

Cộng hòa Ba Lan nằm ở trung tâm Châu Âu là đất nước có nền kinh tế xếp thứ 21 thế giới với GDP bình quân đầu người là 29,000 USD/năm. Ba Lan cũng thuộc top 10 những nước sử dụng tiếng Anh như là ngôn ngữ thứ 2 trên thế giới.

Là một thành viên tham gia ký Hiệp định công nhận văn bằng, tín chỉ Bologna, Ba Lan đảm bảo chất lượng chuẩn quốc tế và 100% sinh viên có quyền chuyển tiếp tới bất cứ quốc gia nào tại Châu Âu trong suốt thời gian học. Đặc biệt hơn, Ba Lan có nhiều trường Đại học xếp thứ hạng từ 15- 50 của Châu Âu như Đại học tổng hợp Warsaw, đại học tổng hợp Wroclaw… Ba Lan còn tự hào là quốc gia có số chương trình Đại học và Cao học bằng tiếng Anh nhiều nhất khối Schengen.

Thủ đô Ba Lan sở hữu nhiều danh thắng tiêu biểu của châu Âu.

Các chính sách kiểm soát người nhập cư bất hợp pháp được Chính Phủ Ba Lan thực hiện rất gắt gao. Trong khi đa phần các nước Châu Âu đều đang hứng chịu đợt khủng hoảng di cư lớn nhất từ trước đến nay thì chính phủ nước này đã ra quyết định đóng cửa biên giới với những người xin tị nạn tại đây. Điều đó mang đến cho Ba Lan một vị thế trung lập trong khu vực và giúp nơi này nằm trong top 25 nước yên bình nhất thế giới

Phong cảnh thiên nhiên và các công trình kiến trúc Ba Lan rất đa dạng, phong phú. Đặc biệt, đây là một trong số ít những nước nằm ở Châu Âu sở hữu cả biển, núi, rừng, sa mạc và hồ lớn. Một số danh thắng tiêu biểu có thể kể đến như: Cung điện Warsaw, thị trấn cổ Gdansk, thành cổ Krakow, mỏ muối Wieliczka, trại tập trung Auschwitz, lâu đài lớn nhất thế giới Malbork, v.v

Học tập tại Ba Lan giúp Hằng Nguyễn (sinh viên Việt Nam) có nhiều cơ hội kết nối với bạn bè quốc tế.

Cơ hội việc làm rộng mở cho Sinh viên quốc tế du học Ba Lan

Theo Trung tâm phát triển và định hướng nghề nghiệp của Châu Âu (CEDEFOP), năm 2025 nhu cầu nhân lực có trình độ cao tại Ba Lan sẽ tăng 41,5% so với năm 2015, nhưng hiện tại, tình trạng dân số già và di cư của lực lượng lao động Ba Lan trẻ sang các nước khác đang tăng cao (chiếm 35% dân số Ba Lan), vì vậy, số lượng lao động người Ba Lan sẽ bị giảm từ 1,3% đến 5% tới năm 2025.

Tình trạng thiếu lao động tại Ba Lan mở ra cơ hội lớn cho SV quốc tế trong đó có cả SV Việt Nam với mong muốn làm việc tại Ba Lan và định cư tại Châu Âu sau khi tốt nghiệp Đại Học.

 “Vậy việc học tập và định cư ở Ba Lan có tốt không?” – Đây có lẽ là thắc mắc của hầu hết các bậc phụ huynh trong quá trình tìm hiểu con đường tương lai cho con em mình.

Nhóm du học sinh Việt Nam tham quan các công trình nổi tiếng tại thủ đô Ba Lan.

Thông qua các dịp được trò chuyện, chia sẻ với phụ huynh và học sinh, Tiến sỹ Lê Ngọc Giao – Sáng lập viên – CEO của Tổ Chức Giải Pháp Giáo Dục Flat World – đại diện duy nhất tại Việt Nam của 30 Trường ĐH hàng đầu của Ba Lan đã nói: “Trong vòng xoay phát triển của xã hội và toàn cầu hoá, ngày càng có nhiều Tổ chức nước ngoài hay công ty đa Quốc gia đầu tư tại Ba Lan bởi tại đây có chính trị và môi trường kinh tế ổn định. Chính vì vậy nếu được định hướng về nghề nghiệp từ đầu, SV Việt Nam sẽ có cơ hội làm việc trong môi trường chuyên nghiệp, sử dụng hoàn toàn bằng tiếng Anh cũng như cơ hội định cư tại Châu Âu rộng mở sau khi tốt nghiệp Đại học”.

Lệ Thanh - Vietnamnet

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây