Ngành Tội phạm học và Phòng ngừa tội phạm: “Chìa khóa” để ngăn ngừa tội phạm

Chủ nhật - 03/03/2019 21:26

Việt Nam đã và đang hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế của thế giới đặc biệt là trong thời đại 4.0 hiện nay. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển mạnh mẽ về mọi mặt của đất nước từ cơ sở hạ tầng đến kiến trúc thượng tầng thì đâu đó chúng ta vẫn nhìn thấy rõ những “điểm đen” làm kìm hãm sự phát triển của đất nước. Trong đó, tiêu biểu là tình hình trật tự an toàn xã hội ngày càng diễn biễn theo chiều hướng phức tạp mà cụ thể là sự gia tăng về số lượng và loại hình tội phạm.

Báo cáo tại “Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết năm 2017 và triển khai nhiệm vụ năm 2018 của Ban chỉ đạo 138 về phòng chống tội phạm và Ban chỉ đạo 389 Quốc gia về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả” diễn ra tại Hà Nội vào ngày 03/01/2018, Thượng tướng Lê Quý Vương - Uỷ viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an, Phó Ban Chỉ đạo 138/CP nêu rõ, “Trong 2017, cả nước xảy ra trên 52.000 vụ phạm pháp hình sự với mức độ diễn biến phức tạp, nhất là tội phạm núp bóng doanh nghiệp và tình trạng bạo hành, xâm hại trẻ em; tiêu cực, lợi ích nhóm tại nhiều dự án BT, BOT giao thông tiếp tục được xác minh làm rõ.

Về công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả năm 2017, các cơ quan chức năng đã phát hiện trên 225.000 vụ việc vi phạm, thu nộp ngân sách Nhà nước hơn 23.000 tỷ đồng, khởi tố trên 2.000 đối tượng. Tuy nhiên, hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới vẫn xảy ra, đặc biệt tại Lào Cai, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Quảng Trị, Tây Ninh, An Giang...”(Nguồn: ANTV)

Đứng trước thực trạng đó, phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị trên Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình yêu cầu “Giám sát quyền lực của các cơ quan chức năng phải được tăng cường, cương quyết đấu tranh với các loại tội phạm” (Nguồn: ANTV). Đồng thời, tại Báo cáo tình hình, kết quả công tác phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật năm 2018 trước Quốc hội sáng 13/11, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm nhấn mạnh, “Thời gian tới sẽ tiếp tục mở các đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm, tập trung đấu tranh có hiệu quả với tội phạm có tổ chức, nhất là liên quan đến “tín dụng đen”, núp bóng doanh nghiệp; tội phạm sử dụng vũ khí, vật liệu nổ gây án, tội phạm xâm hại trẻ em, tội phạm cướp, cướp giật, trộm cắp tài sản; tội phạm kinh tế, tham nhũng, buôn lậu; tội phạm sử dụng công nghệ cao; tội phạm về ma túy...” (Nguồn: Báo Điện tử vov.vn).

Bộ trưởng Bộ Công An Tô Lâm

Ngoài việc sử dụng những biện pháp nghiệp vụ để các cơ quan chức năng trấn áp, đấu tranh và bắt giam các đối tượng vi phạm pháp luật từ đó giữ gìn sự bình yên cho xã hội góp phần vào công tác phát triển đất nước. Thiết nghĩ, mặt trận nghiên cứu về tội phạm và phòng ngừa tội phạm là một lĩnh vực vô cùng quan trọng để các cơ quan chuyên trách nhanh chóng và kịp thời phát hiện tội phạm, không bỏ sót tội phạm và người phạm tội, trừng trị và giáo dục cũng như cải tạo người phạm tội. Vì đây là ngành học mang tính khoa học nghiên cứu. Tội phạm học có thể chỉ ra hình dạng khuôn mặt, dáng đi, cử chỉ, nguồn gốc gia đình, môi trường sống của những người có khả năng phạm tội.

Tội phạm học nhìn nhận tội phạm dưới góc độ là một hiện tượng xã hội. Quá trình nghiên cứu đánh giá các yếu tố xã hội tác động lên tình hình tội phạm, nguyên nhân của các tội phạm, các yếu tố cá nhân của người phạm tội, từ đó đưa ra các biện pháp phòng ngừa và dự báo tội phạm.

Mặt khác, Tội phạm học giúp cho người học hiểu được bản chất ý nghĩa các quy định của Bộ Luật hình sự, Luật Tố tụng hình sự. Các môn học liên quan tội phạm không chỉ nằm trong câu hỏi: Tội danh gì – bao nhiêu năm? Hình phạt do đó cũng được hiểu rõ từ bản chất là một hình thức ngăn chặn, giáo dục mang ý nghĩa xã hội, chứ không phải sự trả đũa của xã hội lên người phạm tội.

Ngoài ra, khi học chuyên ngành này người học có thể ứng dụng kiến thức của các môn học để tổ chức hoạt động phòng ngừa tội phạm tại địa phương, cộng đồng, nhằm giảm bớt tội phạm trong xã hội.

Với mong muốn đồng hành cùng địa phương trong việc ngăn ngừa và đấu tranh các tội phạm cũng như xuất phát từ tình hình thực tế về việc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của người dân tại tỉnh Bình Dương và các khu vực lân cận trong lĩnh vực này. Từ tháng 3 đến tháng 5/2019, Trường Đại học Bình Dương sẽ tuyển sinh lớp thạc sĩ Tội phạm học và Phòng ngừa tội phạm với thời gian đào tạo là 18 tháng, học viên sẽ học tại Trường Đại học Bình Dương vào thứ Bảy và Chủ Nhật hàng tuần.

Theo quy chế đào tạo, thí sinh muốn đăng ký dự thi ngành học này phải đảm bảo các điều kiện sau: Người dự thi phải có bằng tốt nghiệp đại học hệ chính quy, hệ vừa làm vừa học của các trường được tuyển sinh các mã ngành sau (Luật; Luật Kinh tế hoặc Luật Kinh doanh; Luật Quốc tế; Luật Thương mại Quốc tế). Riêng thí sinh tốt nghiệp đại học theo các hình thức đào tạo từ xa sẽ không được dự thi. Đồng thời, thí sinh phải có lý lịch bản thân rõ ràng, không trong thời gian thi hành kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên và không trong thời gian thi hành án hình sự, được cơ quan quản lý nhân sự nơi đang làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi cư trú xác nhận.

Mọi chi tiết thí sinh vui lòng liên hệ nộp hồ sơ tại:

– Phòng Tuyển sinh Trường Đại học Bình Dương

Địa chỉ: 504 Đại lộ Bình Dương, phường Hiệp Thành, Thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.

Website:      tuyensinh.bdu.edu.vn Email: tuyensinh@bdu.edu.vn hoặc trungtamdaotao@bdu.edu.vn

Điện thoại: 0274.3822058 số nội bộ 100 hoặc 101  – Hotline: 0889.126.116

– Phòng Ngoại vụ – Phân hiệu Đại học Bình Dương tại Cà Mau

Địa chỉ: Số 3, Đường số 6, Khu Dự án Đông Bắc, P5, TP. Cà Mau, Cà Mau

Điện thoại: (0290) 3552.177 hoặc (0290) 3997.777

Website: tuyensinh.bdu.edu.vn

Email: tuyensinh.cm@bdu.edu.vn hoặc trungtamdaotao@bdu.edu.vn

Ban Biên tập

 

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây