Thời gian trong liệu trình tham vấn trị liệu
Thứ hai - 02/09/2024 00:18
Những câu hỏi: sao ca này gặp đến năm lần, sao ca kia gặp chỉ gặp một đến hai lần cũng có ca sao phải gặp gỡ hơn chục lần mà vẫn chưa hoàn thành tiến trình can thiệp,…là một quan tâm thường thấy khi tiếp cận một tiến trình tham vấn. Do đó, việc xác định thời gian của một tiến trình tham vấn với một ca cụ thể luôn đòi hỏi cái nhìn toàn diện từ mọi phương diện khách quan lẫn chủ quan. Ở khía cạnh năng lực và chất lượng của tương quan tin tưởng cùng sự cởi mở và hợp tác sẽ hỗ trợ việc xác lập thời gian của tiến trình tham vấn được diễn ra phù hợp. Vì thế cũng không có một mẫu số chung cho việc xác định thời gian cũng như số lần gặp gỡ giữa thân chủ và tham vấn viên. Đây là kết quả dường như luôn được điều chỉnh tùy theo mức độ tương quan và sự hợp tác giữa các bên liên quan cùng với mức độ trầm trọng của vấn đề tổn thương mà thân chủ đang đối diện.
Thời gian là một thước đo diễn tả phần nào tính hiệu quả của một chu trình tham vấn trị liệu vì sự tác động của yếu tố tài chính/ nguồn lực luôn là một thúc bách các bên liên quan phải suy xét thấu đáo. Tuy nhiên ở mỗi thân chủ lại có mức độ tổn thương rất khác nhau cũng như mức độ tương tác lại không được duy trì ổn định như nhau. Bởi hành trình của tham vấn phần lớn dựa trên tương tác về cảm xúc hơn là sự biện phân mang nặng sự chi phối bởi lỹ lẽ của lý trí. Vì thế, việc xác lập số lần gặp gỡ/ đồng hành cũng như lượng thời gian cho từng buổi gặp gỡ lại luôn được điều chỉnh tùy thuộc trạng thái và mức độ tiến triển của sự khởi sắc trước những tổn thương đang có. Quá trình tương tác qua mỗi lần chia sẻ sẽ diễn tả sự biến chuyển của những tổn thương trên xu hướng tích cực và ngược lại. Do đó, việc quyết định tần suất gặp gỡ/ đồng hành không chỉ lệ thuộc ở chiều kích kinh tế/ tài chính mà chủ yếu dựa trên kết quả của tác động chữa lành mà thân chủ/ khách hàng đạt được hay cảm được. Thông thường, chuyên viên tham vấn chỉ là nhân tố gợi hướng cho những lựa chọn về thời gian và tần suất gặp gỡ dựa trên tình trạng tin tưởng và thiết lập tương quan tham vấn có được sau ít nhất một đến hai buổi gặp đầu tiên. Có những trường hợp ngoại lệ khi cả hai phía(tham vấn viên và thân chủ/ khách hàng) không thể đi đến sự kết nối triển khai liệu trình thì khía cạnh kết nối/ chuyển ca sẽ được đề xướng nhưng phải theo sự mong muốn của chính thân chủ.
Thật khó để xác định số lần gặp gỡ trên một liệu trình can thiệp nhưng cũng không thể chỉ tiến hành theo một cảm thức tùy tiện vì trong bối cảnh bộn bề hiện nay, dù dưới góc nhìn của vị trí nào thì cả thân chủ lẫn chuyên viên tham vấn cũng mong muốn thiết lập được một chu trình rạch ròi cụ thể. Việc này chính là cơ sở cho sự lượng giá tiến trình được thực hiện và sẽ có những điều chỉnh cần thiết với diễn biến mới trên cả hai bình diện tích cực lẫn hạn chế. Do đó, việc xác định thời lượng về thời gian và số lần gặp gỡ sẽ giúp cho việc hoạch định chiến lược can thiệp cũng như liên kết trong trị liệu có khi song song bình diện tinh thần và thể lý. Kinh nghiệm thực hành can thiệp, cho chúng tôi có xác quyết số lần gặp gỡ cho từng vấn đề từ đơn giản đến phức tạp, từ những tác động của tổn thương thường nhật đến những tổn thương mang tính tế nhị/ bí mật với tần suất trung bình từ ba đến năm buổi gặp gỡ. Cũng có những trường hợp với mức độ tổn thương đã in sâu đậm quá mức trong tâm khảm đã dẫn đến những ngộ nhận/ lệch lạc về nhận định cùng xu hướng, tham vấn viên cần chứng minh một liệu trình can thiệp lâu dài là cần thiết cho thân chủ/ khách hàng có thể bình phục cách vững chắc trước các căn nguyên tổn thương được luận diện cách đầy đủ hết mức có thể.
Đã tiếp nhận một ca tham vấn, dù đứng ở vị trí nào, chúng tôi (tham vấn viên và thân chủ/ khách hàng) luôn mặc định ý thức vượt qua sang chấn cách trọn đầy hết mức có thể. Vì thế, có những trường hợp mà sự đồng hành giữa chúng tôi đã duy trì không còn ở số lần gặp gỡ mà dường như được thể hiện cả tháng hoặc năm thậm chí có trường hợp kéo dài hai đến ba năm. Vì thế, việc kéo dài thời lượng can thiệp một ca tham vấn không phải là mong muốn của tất cả những ai liên quan. Nhưng tất cả chỉ được duy trì dựa trên sự ưu tiên về tính trạng cải thiện tổn thương của thân chủ. Còn đâu đó những trường hợp phát xuất những động cơ thiếu sự trong sáng trong việc cố tình duy trình/ kéo dài một tiến trình dù tiến trình ấy được sự đồng thuận của người trong cuộc/ thân chủ cũng là một thể hiện đi ngược với luân lý. Bởi vì, mục tiêu thật sự của tiến trình tham vấn là làm sao hỗ trợ thân chủ/ khách hàng sớm tự bứt ra khỏi sự lệ thuộc vào tham vấn viên để tự lập trên năng lực của chính họ càng diễn tả thật sự sự thành công của một hành trình can thiệp trị liệu.
Thời gian là một khái niệm mang tính quy ước trong mọi khoảnh khắc của chúng ta. Trong tham vấn trị liệu thời gian còn là thước đo minh định cho tính hiệu quả và sự dứt khoát minh bạch các tương quan chỉ là tương quan tham vấn, không phát sinh bất kỳ một tương quan nào khác. Đây cũng là một khía cạnh quan trọng của quy điều đạo đức hành nghề của chuyên viên tham vấn. Không có quy chuẩn chung cho việc quy định thời lượng và tần suất gặp gỡ/ chia sẻ nhưng cũng không thể xem thường việc xác lập yếu tố thời gian trong hành trình can thiệp/ trị liệu. Cái khó của nó giống như câu “Dĩ bất biến - Ứng vạn biến” mà ai tham gia vào cách trọn vẹn mới cảm được sự nhiêu phong của tiến trình tham vấn trị liệu.
Nguyễn Dũng
Dana Castro (CB), Thăm khám tâm lý trong thực hành lâm sàng- công cụ đánh giá trí thông minh và nhân cách của trẻ em và người lớn, NXB Tri Thức, 2016